Mục lục
- 1 Sơn chống thấm là gì?
- 2 Các loại sơn chống thấm
- 3 Sơn chống thấm có hiệu quả không – Có nên sơn chống thấm?
- 4 Sơn chống thấm có cần sơn lót không?
- 5 Cách sơn chống thấm ngoài trời
- 6 Kinh nghiệm quan trọng trong quá trình thi công
- 6.1 Nên chống thấm theo chiều thuận
- 6.2 Bề mặt cần xử lý chống thấm phải sạch sẽ
- 6.3 Phải đảm bảo bề mặt cần chống thấm bằng phẳng
- 6.4 Phải đảm bảo bề mặt chống thấm được khô ráo
- 6.5 Hạn chế sử dụng bột trét, bột bả
- 6.6 Sơn mỏng và đi lớp sơn nhiều lần
- 6.7 Sơn đều các lớp trên tường
- 6.8 Sơn chống thấm bao lâu thì khô?
- 7 Kinh nghiệm chọn mua sơn chống thấm tốt
- 8 Sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất hiện nay
- 9 Chống thấm cho tường nhà mới
- 10 Chống thấm cho tường cũ
- 11 Cách Sơn chống thấm sân thượng – Những điều cần biết
- 11.1 Tầm quan trọng của việc sơn chống thấm sân thượng
- 11.2 Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thấm nước sân thượng
- 11.3 Sử dụng phương pháp sơn chống thấm sân thượng không đảm bảo
- 11.4 Những cách chống thấm sân thượng thường được dùng
- 11.5 Quy trình chuẩn khi sơn chống thấm sân thượng
- 11.6 Các lưu ý cần biết khi sơn chống thấm sân thượng
- 12 Thay lời kết
Sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất – Nano Green – bảo vệ vượt trội cho gia đình thân yêu của bạn với tính năng chống nước, chống nấm mốc cực kỳ hiệu quả
Cách sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất với Sơn chống thấm Nano Green công nghệ Nhật Bản cho kết quả cực nhanh & bền vững theo thời gian.
Nhiều người thắc mắc giữa 2 khái niệm ” Sơn Chống Thấm ” và “Vật Liệu Chống Thấm”. Thực ra khái niệm chính xác nhất là “Vật Liệu Chống Thấm“. Sơn chống thấm là một trong những Vật Liệu Chống Thấm hiệu quả. Tuy nhiên, các hãng sơn hay dùng khái niệm ” Sơn Chống Thấm” để cho dễ gọi & đồng nhất với các sản phẩm sơn khác. Chính vì vậy các bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm Sơn Chống Thấm thương hiệu Nano Green nhé.
Sơn chống thấm là gì?
Sơn chống thấm là hợp chất được cấu tạo từ nhựa Acrylic và Styrene Acrylic, đồng thời được sử dụng phối hợp với xi măng theo tỷ lệ 1:1. Sơn chống thấm có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuốngcho các bề mặt nằm ngang và chống thấm nước từ dưới lên cho các bề mặt thẳng đứng.
Hiểu một cách đơn giản, sơn chống thấm là một loại nhựa, khi kết hợp với xi măng, sơn chống thấm tạo ra một lớp màng vừa có độ đanh của xi măng, lại vừa có độ đàn hồi của nhựa. Lớp màng này giống như một chiếc áo mưa, che phủ cho công trình của bạn.
Các loại sơn chống thấm
Sơn chống thấm được chia làm 4 loại chính được phân làm các gốc chống thấm khác nhau, mỗi một loại sẽ có đặc tính riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Sử dụng kết hợp cả sơn và vật liệu chống thấm sẽ giúp đem lại hiệu quả chắc chắn, an toàn hơn.
Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc xi măng
Nổi tiếng với độ dính bề mặt tốt, chống chịu nước đạt chất lượng tuyệt vời có tuổi thọ cao.
Sơn chống thấm gốc Silicate
Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu là một trong những sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất. Tính năng thông thường bám dính cực tốt, khắc phục xử lý được mọi nhược điểm rò rỉ bên trong, đạt độ bền cao, một trong những loại chống thấm đa năng.
Chống thấm gốc Epoxy:
Loại chống thấm này bao gồm toàn bộ những ưu điểm của các loại chống thấm khác. Đây cũng là một trong những sự lựa chọn số 1 của các nhà thầu xây dựng.
Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc PU-Polyurethane:
Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ đạt độ đàn hồi, khả năng bám dính như chống thấm gốc xi măng, tuổi thọ cao.
thấm ngoài trời tốt nhất. Kiểm tra xem nước sơn đã khô chưa hãy dùng tay chạm nhẹ vào tường. Nếu còn dính thì có nghĩa sơn chưa khô, đợi đến khi khô mịn rồi mới thực hiện bước còn lại.
Sơn chống thấm có hiệu quả không – Có nên sơn chống thấm?
Rất nhiều ngôi nhà hiện nay bị thấm nước, điều này không những làm mất thẩm mỹ mỹ quan của ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt trong các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng sơn chống thấm sẽ làm bạn tốn thêm một khoản chi phí nhất định. Nên chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc xem có nên sử dụng sơn chống thấm không, chúng có hiệu quả không?
Nano Green xin khẳng định với các bạn là sơn chống thấm rất hiệu quả, thực sự cần thiết cho bất cứ một công trình xây dựng nào. Đặc biệt là các công trình như nhà mặt phố. Nơi mà các ngôi nhà được xây san sát nhau, các bức tường tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề gần như sẽ không được chát cẩn thận…Sử dụng chống thấm không những giúp bạn tiết kiệm chi phí. Mà cách chống thấm bằng sơn khá đơn giản, dễ sử dụng và không tốn nhiều thời gian của bạn.
Sơn chống thấm không chỉ đơn giản sử dụng cho bức tường bên ngoài, bạn còn có thể thoải mái áp dụng với những nơi khác như: nhà vệ sinh, nhà tắm, hồ bơi, sân thượng, trần,… và rất nhiều địa điểm khác.
Ưu điểm của sơn chống thấm – Waterproof
Ngăn chặn nước thấm qua và sự sinh sôi của nấm mốc
Với khả năng kết dính vững chắc của các hạt ion âm tính cùng độ mịn cao, siêu dày thì có thể khẳng định rằng sơn chống thấm có khả năng ngăn chặn chất lỏng thấm qua kể cả từ bên trong và bên ngoài. Vì thế, nấm mốc, vi khuẩn cũng không có điều kiện để sinh sôi và phát triển.
Có thể sơn vào vị trí hay chịu ma sát như khe cửa
Lý giải cho lợi ích này, sơn chống thấm có khả năng chịu mài mòn cao hơn hẳn các loại sơn thông thường bởi có liên kết bền chặt với các hạt ion tạo thành hệ thống liên kết chắc chắn. Do đó, để bóc tách một lớp sơn ra khỏi bề mặt là khá khó khăn.
Sơn chống thấm sử dụng để che các vết nứt trên tường
Tận dụng khả năng kết dính cao kết hợp với cách pha sơn chống thấm chuẩn xác, sản phẩm này còn được dùng để che đi các khe hở trong ngôi nhà như vết nứt của tường hoặc vết nứt sàn nhà. Sử dụng sơn chống thấm trong những trường hợp này vừa an toàn, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Tính thẩm mỹ cao
Sơn chống thống có một ưu điểm rất lớn là có thể kết hợp với mọi loại sơn nội ngoại thất khác nhau. Vì thế, có thể áp dụng cách pha sơn chống thấm thích hợp để tạo thành một lớp áo bảo vệ vững chắc bên trong lớp sơn màu khiến cho căn nhà vô cùng lung linh và mãi bền đẹp.
Thi công đơn giản
Chỉ cần áp dụng cách pha sơn chống thấm đúng tỷ lệ quy chuẩn là chúng ta đã có một lớp chống thấm hoàn hảo cho ngôi nhà. Việc sơn thi công cũng khá nhanh chóng và đơn giản, không cần dùng tới máy móc chuyên dụng, do đó khá là tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Không chỉ thế, ở các vị trí đặc biệt như khe tường giữa hai nhà rất khó thực hiện chống thấm từ bên ngoài được thì việc dùng sơn chống thấm bên trong sẽ vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
Tính kinh tế cao
Nếu như ngay từ khi mới hoàn thiện căn nhà mà sử dụng sơn chống thấm sẽ tạo thành một lớp áo giáp vững chắc, bảo vệ tổ ấm trước mọi điều kiện thời tiết và gia tăng độ bền cho công trình xây dựng. Nhờ đó mà chủ thầu cũng tiết kiệm đáng kể các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý chống thấm và hư hại sau này.
Tiện lợi khi sử dụng
Trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm nội ngoại thất với nhiều thương hiệu khác nhau, rất dễ dàng trong việc tìm kiếm và đặt mua. Bên cạnh tác dụng chống thấm thì người ta còn tích hợp thêm các tính năng như chống tia cực tím, chống nóng, chống ẩm mốc và côn trùng góp phần đảm bảo sức khỏe con người tốt hơn.
Lý do sơn chống thấm không hiệu quả
Bạn mua phải sơn chống thấm giả, không đạt tiêu chuẩn
Quy trình sơn chống thấm không đúng. Ví dụ bị ăn bớt, đáng phải sơn 2 lớp thì chỉ có 1…
Công trình bị thấm quá nặng, cần xử lý thẳng vào mặt kết cấu công trình…
Sơn chống thấm có cần sơn lót không?
Sơn lót rất là quan trọng, theo đúng quy trình sơn thì luôn phải xử dụng sơn lót. Bởi sơn lót có tác dụng làm trung hòa lượng kiềm trên tường, đồng thời tạo chân bám và che phủ các khuyết điểm của tường, giúp nước sơn lên màu đều và đẹp.
Tuy nhiên, khi sử dụng sơn chống thấm thì các bạn không cần dùng sơn lót. Vì mặt tường chống thấm sẽ không quan trọng về mặt thẩm mĩ mà chỉ quan tâm đến độ bền. Về mặt công trình thì những nơi thường dùng sơn chống thấm là mặt hông và đằng sau công trình. Quy trình lăn sơn chống thấm chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt và lăn 2 nước chống thấm là được.
Cách sơn chống thấm ngoài trời
Sử dụng sơn chống thấm ngoài trời là phương án tuyệt vời để bảo vệ cho toàn bộ ngôi nhà của bạn. Cũng như giúp công trình giữ được nét thẩm mỹ lâu dài của màu sơn. Hiện nay có rất nhiều cách sơn chống thấm ngoài trời. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuần theo 1 quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo yếu tố vững bền theo thời gian. Hãy cùng Nano Green khám phá thêm những bước thực hiện chống thấm hiệu quả nhất nhé!
Quy trình thi công chống thấm ngoài trời
Để ngôi nhà luôn có vẻ bề ngoài bắt mắt, giữ được màu sơn bền vững. Bạn hãy nắm chắc quy trình sơn chống thấm ngay sau đây. Áp dụng những bước này đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ luôn tươi tắn, mới mẻ.
Lưu ý là việc chống thấm phải xử lý ngay cả với những công trình mới. Đây mới là chống thấm triệt để nhất. Công đoạn này cần làm thật kỹ để tránh những trường hợp phải chống thấm đi chống thấm lại nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu đến công trình cũng như khả năng sinh hoạt của gia đình bạn
Xử lý phần bề mặt cần chống thấm
Trước khi thực hiện sơn và đây cũng nằm trong các cách sơn chống thấm ngoài trời tiêu biểu nhất, là bạn phải xem lại xem bề mặt công trình cần chống thấm có bị rạn nứt. Hay có tính chất nhanh ẩm mốc hay không, để đảm bảo rằng ngay cả khi sơn chống thấm rồi, mà tường vẫn bị bong tróc.
Phần bề mặt công trình cần chống thấm phải được làm sạch sẽ, loại bỏ toàn bộ các mảng bám nếu có để đảm bảo phần bề mặt nhẵn và phẳng. Điều này sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn. Trường hơp bề mặt không nhẵn, thợ sơn cần phải đánh giấy ráp theo đúng kỹ thuật mài thô và mài tinh.
Bả ma tít
Nếu có thể thì không nên sử dụng các loại bột bả, đặc biệt là các loại bột bả rẻ tiền. Trường hợp nếu cần sử dụng thì cần lăn bả sao cho lớp bả càng mỏng càng tốt.
Khối lượng sơn chống thấm cần sử dụng
Thông thường, khối lượng sơn chống thấm được sử dụng được tính là 2 – 2.5 m2/kg/lớp. Nếu cần thiết có thể tăng khối lượng để lớp màng chống thấm được dày hơn.
Cách pha sơn chống thấm Nano Green – Waterproof
Sơn chống thấm Nano Green – Waterproof hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường sơn Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thợ sơn không tuân thủ theo đúng quy trình pha trộn, dẫn đến chất lượng chống thấm có thể suy giảm. Nên kể cả khi đi thuê thợ, các bạn cũng cần nắm vững cách pha sơn chống thấm Nano Green để giám sát thợ làm việc nhé.
Vật tư cần chuẩn bị
Nước
Xi măng cao cấp
Con lăn hoặc máy quét sơn
Sơn chống thấm cao cấp
Bạn cần chuẩn bị hỗn hợp chống thấm theo 1 trong 2 tỉ lệ chuẩn sau:
Tỉ lệ 1:
Nước : Xi măng trắng : Sơn chống thấm = 0,5 lít : 1 kg : 1 kg.
Tỉ lệ 2:
Nước : Xi măng thường : Sơn chống thấm = 0,5 lít : 1,5 kg : 1 kg.
Kỹ thuật trộn đúng nhất là cho xi măng vào nước trước, khuấy đều đến khi xi măng hết vón cục, sau đó trộn tiếp với sơn chống thấm của Sơn Nano Green và khuấy cho đều hỗn hợp.
Hỗn hợp này chỉ nên sử dụng trong 2 giờ để tránh hiện tượng đông cứng và giảm đi chất kết dính cũng như các tính năng của hỗn hợp sơn chống thấm.
Thời gian thi công:
Bề mặt lớp sơn chống thấm khô trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ 30oC;
Thời gian để lăn lớp kế tiếp là sau 6-8 giờ;
Bạn có thể sử dụng công trình sau 1 tuần kể từ khi bắt đầu thi công chống thấm.
Điều kiện lăn sơn chống thấm tốt nhất là vào mùa hè, trời nắng vì lớp sơn mau khô và bám chắc hơn vào bề mặt công trình cần xử lý chống thấm.
Nếu như bạn đang băn khoăn về vấn đề nên dùng loại sơn chống thấm nào thì đừng lo.Hãy liên hệ ngay với Nano Green theo số Hotline: 097 145 26 86 để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn. Ngoài ra, quý khách cũng có thể mua trực tiếp tại Tầng 7, Tòa nhà Diamond Flower, đường Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Kinh nghiệm quan trọng trong quá trình thi công
Không phải cứ sử dụng sơn chống thấm tốt nhất là sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu bạn chống thấm không đúng kỹ thuật thi rất có thể việc xử lý chống thấm của bạn không đạt được kết quả mong muốn. Việc nước thấm qua sàn, qua tường…vẫn diễn ra và tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của gia đình bạn. Xin lưu ý là để đảm bảo an toàn sức khỏe, và vệ sinh khi sơn nên bảo hộ cẩn thận để tránh bị bắn vào người. Đồ dùng cần chuẩn bị gồm khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
Nên chống thấm theo chiều thuận

Chống thấm thuận là sử dụng sơn chống thấm từ phía có nguyên nước. Có nhiều trường hợp không thể tiếp cận hoặc chống thấm thuận gọi là chống thấm ngược.
Chống thấm ngược rất có thể dẫn đến hiện tượng tích nước trong tường. Gây bong, tróc sơn sau một thời gian sử dụng. Gây ảnh hưởng tới bề mặt sơn và thẩm mỹ của bức tường.
Bề mặt cần xử lý chống thấm phải sạch sẽ

Khi bạn chống thấm cần đảm bảo bề mặt sạch và đảm bảo kím hết các khe hở có thể dẫn tới nước xâm nhập vào tường.
Đối với bê tông cần dâm chặt để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất. Sử dụng thêm 1 lớp chống thấm để đảm bảo phủ kín bề mặt chống thấm.
Phải đảm bảo bề mặt cần chống thấm bằng phẳng
Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất với bằng phẳng và nhẵn mịn, bạn hãy sử dụng giấy nhám, giấy mài tường để thực hiện các công đoạn mài thô sơ, mài tinh. Điều này sẽ khiến bề mặt tường trở nên thẩm mỹ hơn không những vậy còn tăng lên hiệu quả chống thấm.
Phải đảm bảo bề mặt chống thấm được khô ráo
Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ thấy bất kể những công trình nào, khi xử lý kỹ thuật chống thấm đều sẽ chọn những ngày khô ráo. Vì điều kiện đầu tiên chính là bề mặt cần chống thấm phải thật khô ráo, điều này sẽ giúp lớp keo chống thấm bám chặt hơn, bởi nếu bị ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc.
Hạn chế sử dụng bột trét, bột bả
Hầu hết các sản phẩm như bột trát tường, bả matit đều khiến bề ngoài sơn của bạn rất sáng bóng, nhưng lại rất dễ bong tróc vì do ảnh hưởng các tác nhân từ phía ngoài. Chính điều đó sẽ làm giảm độ bám dính của sơn chống thấm. Bạn không nên lạm dụng quá nhiều, nếu muốn chỉ nên sử dụng một lớp mỏng.
Sơn mỏng và đi lớp sơn nhiều lần
Sơn mỏng và lặp lại nhiều lần nếu thấy cần thiết. Sau khi để vài giờ cho lớp đầu khô rồi mới tới lớp kế tiếp, sơn như vậy sẽ không bị cộm hoặc loang lổ.
Sơn đều các lớp trên tường
Khi sử dụng sơn chống thấm bạn phải đảm bảo toàn bộ chất lượng đều giống nhau hoàn toàn, trong trường hợp không đủ kinh phí, nên cắt đối tượng thi công theo từng cụm khác nhau, để tránh tình trạng chỗ làm sơn chống thấm, chỗ lại không làm hoặc làm quá mỏng.
Nếu trong quá trình thực hiện chống thấm cho công trình, phải đặc biệt lưu ý đến nguyên lý nước chảy chỗ trũng. Những chỗ trũng, sâu hơn chỗ khác (Cuối mái dốc chẳng hạn) phải đặc biệt thông thoáng để nước thoát nhanh…
Sơn chống thấm bao lâu thì khô?
Khi sơn bạn cần phụ thuộc vào thời tiết đếm phán đoán. Tuy nhiên, trong điều kiện kho ráo thì bạn nên để 3h rồi tiếp tục sơn lớn tiếp theo. Đây là lời khuyên từ các thợ sơn có kinh nghiệm nhằm đảm bảo lớp sơn khô ngay cả những vị trí dày.
Kinh nghiệm chọn mua sơn chống thấm tốt
Bên cạnh việc áp dụng cách pha sơn chống thấm chuẩn thì việc lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp với căn hộ và có giá thành tốt là rất cần thiết. Khi chọn mua sơn chống thấm, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Giá thành của sơn chống thấm
Giá thành của sơn chống thấm hiện nay cũng không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, để tối ưu thì bạn nên lóc hết lớp vữa đã bị thấm và thay thế bằng lớp vữa mới để đảm bảo tính bền vững của công trình
Bạn có thể tham khảo thêm về các sản phẩm Sơn Chống Thấm Nano Green Tại Đây
Dựa vào điều kiện sử dụng sơn
Mỗi loại sơn khác nhau lại có các đặc điểm riêng và thích hợp sử dụng với một loại công trình cụ thể. Vì thế, nếu chọn đúng loại sơn sẽ vừa tiết kiệm được chi phí và vừa vẫn đảm bảo được chất lượng của căn nhà.
Đối với các công trình đặc biệt
Đó là những công trình phải chịu nhiều tác động của môi trường như nhà ở ven biển hoặc ở vùng đồi núi.. thì nên chọn các loại sơn có chất lượng tốt và được tích hợp các khả năng đặc biệt để bảo vệ căn nhà tốt hơn.
Với những công trình bình thường
Với những căn nhà có vị trí thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hoặc bị tác động không mạnh thì không cần sử dụng các loại sơn quá chất lượng để tránh lãng phí.
Chất lượng sơn chống thấm
Để đảm bảo tối ưu hóa những vấn đề bên trên thì bạn nên sử dụng loại sơn chống thấm có khả năng kháng kiềm tốt (chống rêu mốc), khả năng bám dính tối đa (giảm hiện tượng bong tróc sơn), độ phủ cao (giúp bề mặt tường mịn, không xuất hiện lỗ nhỏ li ti). Với việc đảm bảo được ít nhất 3 đặc tính cơ bản trên thì sơn chống thấm sẽ giúp duy trì được độ bền và tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín
Chọn được loại sơn tốt, nắm vững cách pha sơn chống thấm chuẩn cũng chưa phải là đủ bởi để đảm bảo chất lượng sơn thì việc đặt mua ở đơn vị cung ứng uy tín là vô cùng cần thiết. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán sơn thật giả lẫn lộn. Nếu như mua phải các loại sơn kém chất lượng thì không những không bảo vệ được cho ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ căn nhà và sức khỏe người dùng.
Đến với Nano Green, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng bởi chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm luôn hợp lý nhất. Liên hệ ngay với Nano Green theo số Hotline (097 145 26 86) để được tư vấn cụ thể về cách xử lý chống thấm cho công trình của bạn.
Sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất hiện nay
Khi bạn lựa chọn sử dụng sơn chống thấm ngoài trời. Bạn sẽ thấy đó là một dạng các chất hóa học hòa hợp với nhau tạo thành chất chống thấm đặc biệt, có tác dụng ngăn chặn mọi tác nhân ẩm dột như thấm nước từ trên xuống dưới lên, từ dưới lên trên xuống. Sử dụng từ trong ra ngoài đều được, cho các bề mặt tường nằm ngang, thẳng đứng.
Sơn chống thấm đa năng cao cấp Nano Green – Waterproof là hợp chất chống thấm dạng lỏng được cấu tạo bởi nhựa Acrylic và Styrene Acrylic được sử dụng kết hợp với xi măng theo tỷ lệ 1:1.theo công nghệ Nhật Bản. Waterproof có độ bám dính tốt, chống thấm cực kỳ hiệu quả cho tất cả các bề mặt như bê tông vữa xi măng, sàn nhà, WC, chân tường …,
Bề ngoài ngôi nhà của mình luôn khiến người ngoài phải khen ngợi, là một niềm vui của bất kỳ chủ nhà nào. Nhưng đôi khi lớp sơn bên ngoài sẽ nhanh chóng bị tác nhân thời tiết, khí hậu để lại những vết tích thiếu thẩm mỹ.
Bạn đang đau đầu không biết xử lý ra sao? Hãy để sản phẩm sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất hiện nay của Sơn Nano Green giúp bạn điều đó, trả lại vẻ đẹp tinh tế, sáng mịn cho ngôi nhà. Hãy liên hệ với Nano Green để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất: Tel: 097 145 26 86.
Chống thấm cho tường nhà mới
Một thời gian ngắn sau khi bạn vừa xây nhà xong, bức tường đã có hiện tượng rò rỉ nước từ bên ngoài thấm tràn vào tận bên trọng. Để xử lý khắc phục tình trạng như trên, bạn cần dùng một ít bột trét tường dành cho ngoài trời phủ lên rồi làm phẳng bề mặt tường, sau đó là phủ một lớp sơn lót và cuối cùng là lớp sơn chống thấm.Cụ thể với các trường hợp:
Nếu chỉ mới có hiện tượng tường bị ố vàng, chỉ cần dùng sơn chống thấm, khô nhanh là đủ.
Trường hợp chống thấm tường ngoài trời nếu trần nhà dột điều trước tiện phải làm, là bỏ đi lớp gạch đã bị thấm. Sau đó, phủ một lớp sợi thủy tinh lên bề mặt, keo chống thấm và một lớp xi măng.
Với những ngôi nhà mái ngói, thường thấy ở khu vực nhà đất nông thôn thì dùng loại sơn chống thấm dành riêng cho mái ngói. Chú ý cũng giống như các cách sơn chống thấm ngoài trời khác, trước khi sơn phải đảm bảo ngói được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bẩn để đảm bảo lớp sơn bám chặt vào ngói.
Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra lại thật kỹ nguồn nước trong gia đình, để tránh xảy ra tình trạng nước vẫn tiếp tục thấm ướt vào tường nhà. Để quá lâu không chỉ ảnh hưởng tới lớp sơn chống thấm, mà còn khiến các vật liệu xây dựng bên trong bị hư hỏng nặng nề.
Chống thấm cho tường cũ
Tương tự đối với tường mới, cách sơn chống thấm ngoài trời cũng như vậy, nhưng điểm cần quan tâm nhất là bề mặt tường vẫn phải được làm phẳng, không bám bẩn trước khi thực hiện chống thấm. Bởi không làm sạch lớp tường cũ khiến lớp sơn không thể bám vào, dễ bong và chất lượng không được đảm bảo, tốn chi phí.
Nếu bức tường cũ đã bị thấm dột, ẩm mốc thì phải thực hiện sơn chống thấm trước, rồi mới bắt đầu làm chính thức quy trình lăn sơn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những vật liệu trang trí tại những mảng tường bị thấm, như vậy vừa đảm bảo khả năng chống dột vừa có tính năng trang trí, nâng cao thẩm mỹ.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã gửi tới bạn đọc, cách sơn chống thấm ngoài trời hiệu quả nhất. Mong rằng qua những phương thức và lưu ý trên, bạn đọc có thể lựa chọn được hãng sơn có chất lượng ưng ý, xử lý hiệu quả các vấn đề chống thấm trong ngôi nhà của mình, bạn đọc có thể tìm hiểu đến dòng dòng sơn Nano smart đạt đầy đủ những tiêu chí trên. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Cách Sơn chống thấm sân thượng – Những điều cần biết
Sân thượng luôn là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nắng mưa và các yếu tố tác động từ thời tiết. Vì vậy, việc thực hiện công tác chống thấm cho sân thượng là vô cùng cần thiết để tránh tình trạng thấm dột không mong muốn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Vậy việc chống thấm cho sân thượng cần chú ý những gì và có nên chọn phương pháp sơn chống thấm sân thượng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dựa vào bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của việc sơn chống thấm sân thượng
Sân thượng nằm ở trên cùng của tòa nhà, luôn phải hứng chịu nước mưa. Vì thế, nếu công tác chống thấm bảo vệ sân thượng được thực hiện tốt thì sẽ góp phần ngăn chặn sự thấm nước, rò rỉ nước xuống bên dưới gây ảnh hưởng tới chất lượng và mỹ quan công trình. Ngược lại, nếu không chống thấm cho sân thượng thì phần sàn mái rất dễ hư hỏng, sắt thép bên trong bị hoen rỉ gây giảm tuổi thọ của tòa nhà.
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thấm nước sân thượng
Để công tác sơn chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao nhất thì trước tiên chúng ta cần hạn chế các nguyên nhân gây thấm nước. Do sân thượng khu vực chịu tác động của nhiều tác nhân gây thấm nước cùng lúc nên chúng ta có thể kể các nguyên nhân chính sau:
Do bản chất của bê tông khi đổ trần
Trong quá trình đổ trần sân thượng, nếu như chúng ta sử dụng nhiều loại cát, sỏi, xi măng khác nhau hoặc trộn bê tông không kỹ sẽ dẫn tới tình trạng co ngót không đều của bê tông và dần dần sẽ xuất hiện các vết nứt trên bề mặt. Những vết nứt này chính là đường dẫn cho nước mưa ăn sâu vào bên trong.
Chất lượng vật liệu không đạt chuẩn
Chất lượng của vật liệu trộn bê tông cũng cần được chú ý ngay từ đầu bởi với các loại vật liệu rẻ tiền, không đủ tiêu chuẩn thì sẽ cho ra sản phẩm không đảm bảo được khả năng bền vững với thời gian.
Phương án thi công không hợp lý
Trong quá trình lên bản thiết kế cho căn nhà cũng cần xem xét tới các yếu tố về độ lún của bề mặt. Nếu công trình xây trên mặt đất có độ lún không đều cũng rất dễ gây ra tình trạng nứt gãy bề mặt sàn bê tông.
Độ dốc sân thượng không đảm bảo
Khi thi công sân thượng, người kỹ sư sẽ thiết kế sân dốc về một phía để nước mưa không bị ứ đọng gây thấm xuống tầng dưới. Vì thế, nếu mặt sàn không bằng phẳng hoặc độ dốc không đều sẽ trở thành một trong những nguyên nhân của việc thấm ẩm mặt sàn.
Sử dụng phương pháp sơn chống thấm sân thượng không đảm bảo
Rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc đoạn này. Nhưng để đảm bảo chống thấm tốt nhất cho công trình, công tác chống thấm sẽ được tiến hành ngay khi bạn vừa hoàn thiện xong phần thô. Việc này sẽ đảm bảo công trình của bạn được chống thấm tối ưu nhất khi các nguyên vật liệu bên trong đang ở trạng thái hoàn hảo. Sơn chống thấm sẽ tạo thành 1 lớp màng bao phủ công trình của bạn.
Khi thực hiện công tác chống thấm cho sân thượng nếu không đảm bảo về độ dày của vật liệu chống thấm và chất lượng của vật liệu chống thấm thì khả năng bị thấm ẩm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Những cách chống thấm sân thượng thường được dùng
Hiện nay có rất nhiều cách sơn chống thấm sân thượng phù hợp với nhiều đặc điểm khác nhau của sân cũng như mức chi phí có thể chi ra của chủ nhà. Điển hình có thể kể đến một số phương pháp chống thấm như sau.
Sử dụng vật liệu chống thấm
Vật liệu chống thấm thường được sử dụng nhất đó là Sikaproof Membrane. Đây là loại vật liệu dạng lỏng được cải tiến từ bitum polymer và thường được dùng để chống thấm cho sân thượng, sàn mái, ban công… Đây là cách thường được kết hợp chung với phương pháp sử dụng sơn chống thấm sân thượng để gia tăng hiệu quả bảo vệ.
Loại vật liệu này có giá thành thấp, dễ mua, dễ sử dụng, rất tiện lợi trong quá trình thi công bơi có thể dùng chổi hoặc bình phun để tạo ra thành phẩm là một lớp phủ kết dính hoàn hảo và linh hoạt. Với thiết kế dạng phun, che phủ kín vết nứt nên người ta còn dùng Sikaproof Membrane để chống thấm cho sân thượng cũ.
Dùng màng chống thấm
Dùng màng khò nóng trong chống thấm cho sân thượng
Màng chống thấm gồm 2 loại là màng chống thấm nguội với chức năng tự dính và màng chống thấm khò nóng.
Với màng chống thấm nguội thì khi sử dụng chúng ta chỉ cần làm sạch bề mặt sàn và tiến hành trải lớp màng lên bề mặt. Với ưu điểm được chế tạo từ chất liệu nhựa chịu nhiệt nên sản phẩm này không hề bị ăn mòn bởi các dung dịch hóa chất thông thường và khả năng bám dính tốt nên vật liệu này thường được sử dụng ở những công trình có thiết kế phẳng, đơn giản.
Còn đối với màng chống thấm khò nóng thì khi sử dụng cần tới các phương pháp gia nhiệt để màng chống thấm bị nóng chảy và tạo sự kết dính. Có thể thấy rằng, phương pháp này tốn kém rất nhiều công sức và thời gian thực hiện. Trong khi đó, độ bền cũng chỉ bằng màng chống thấm nguội. Và so với việc sử dụng sơn chống thấm sân thượng và vật liệu chống thấm thì cách này thường ít được sử dụng hơn.
Sơn chống thấm sân thượng
Bên cạnh các phương pháp trên thì sơn chống thấm sân thượng là một ý tưởng không hề tồi và thường được áp dụng nhiều với các căn hộ gia đình bởi sự tiện dụng và tính thẩm mỹ cao. Còn những phương pháp trên thường được dùng với các tòa nhà chung cư với đặc điểm sân thượng rộng, ít khi có người lui tới.
Quy trình chuẩn khi sơn chống thấm sân thượng
Đối với các căn hộ nhà ở thông thường thì sơn chống thấm sẽ là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu vì nó tạo sự đồng bộ cho căn nhà, rất dễ thực hiện và độ bền cao. Khi tiến hành sơn chống thấm sân thượng, chúng ta cần chú ý thực hiện theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm
Việc chuẩn bị bề mặt tốt được coi là nền tảng để thực hiện các bước sau và góp phần đảm bảo chất lượng chống thấm đạt tối ưu nhất. Ở bước này, chúng ta cần phải làm sạch các vết mốc, rêu, bụi bẩn trên bề mặt sân thượng.
Người thợ thi công có thể dùng chổi sắt để tẩy vết bụi bám, sau đó dùng quạt thổi công nghiệp để thổi sạch chúng. Công tác này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu không tẩy sạch vết bẩn thì khi sơn chống thấm sân thượng sẽ bị mất vẻ thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng của lớp bảo vệ này.
Bước 2: Quét lớp đệm
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn thì chúng ta cần lấp kín những vết rạn nứt, vết chân chim bằng loại vữa chất lượng cao để nước mưa không còn cơ hội thấm vào bên trong.
Trên thị trường có khá nhiều loại vữa khác nhau, người dùng có thể nhờ tới sự tư vấn của người bán để có lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra thì chúng ta cũng có thể pha nước xi măng nguyên chất và dùng chổi quét đều lên mặt sàn. Để đảm bảo chất lượng của bước này thì chúng ta nên quét thành 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 1 – 2 tiếng.
Bước 3: Tiến hành sơn chống thấm sân thượng
Sau khi vữa quét bề mặt đã khô thì chúng ta sẽ bắt đầu công tác sơn chống thấm. Trên thực tế, đa phần khi thi công người ta sẽ sơn 2 lớp chống thấm, mỗi lớp cách nhau khoảng 5 phút. Đối với phần giáp chân tường thì phải sơn thật kỹ và sơn lên chân tường khoảng 15 – 20 cm.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng lớp chống thấm
Việc kiểm tra kết quả chống thấm nhằm phát hiện và sửa chữa các lỗi không may mắc phải như: bề mặt lớp chống thấm không đều, còn sót các điểm chống thấm… Ngoài ra, sau khi đã hoàn thành thì chúng ta cũng cần thường xuyên kiểm tra bề mặt sân thượng xem có bị hiện tượng thấm ẩm hay không.
Các lưu ý cần biết khi sơn chống thấm sân thượng
Không chỉ trong công tác chống thấm tầng thượng mà bất kỳ khi tiến hành công tác chống thấm ở bất kỳ vị trí nào cho căn nhà thì chúng ta cũng cần lưu ý tới một số điểm chính như sau:
Nên sơn chống thấm sân thượng ngay từ khi mới xây
Việc thực hiện chống thấm từ khi công trình mới hoàn thành góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Cụ thể, thời gian làm sạch bề mặt hay thực hiện công tác quét lớp đệm đều được giảm đi rất nhiều.
Nên thực hiện chống thấm vào thời tiết nắng ráo
Thông thường, người ta sẽ chọn thực hiện sơn chống thấm sân thượng vào những ngày trời khô ráo. Nguyên nhân là vì trong những ngày mưa mù thì lượng hơi nước trong không khí cao, sẽ ngấm vào bề mặt sân làm giảm khả năng kết dính giữa sơn và bề mặt. Ngoài ra, hơi ẩm ngấm trong bê tông sau khi sơn chống thấm sẽ ngấm ngược ra ngoài tạo thành các vết phồng trên bề mặt sàn.
Chú ý chống thấm kỹ cho các vị trí khe, vị trí ống thoát nước của sân
Ở vị trí khe rãnh hay phần chân tường tiếp xúc với mặt sân thượng sẽ là các điểm dễ bị thấm nước nhất. Vì vậy, khi sơn chống thấm cần thực hiện kỹ ở các khu vực này.
Cần chọn đơn vị thi công sơn chống thấm sân thượng chuyên nghiệp
Những đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ thợ lành nghề, chuyên môn cao, biết cách linh hoạt trong xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, với các đơn vị thi công chống thấm uy tín cũng thường có chính sách bảo hành công trình trong một thời gian nhất định.
Chọn loại sơn chống thấm tốt nhất
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có tới hàng chục hãng sơn chống thấm với chất lượng và giá thành vô cùng đa dạng.Vì thế, đôi khi việc chọn loại sơn cho căn hộ của mình cũng khiến nhiều người vô cùng phân vân và lo lắng.
Với mục đích giúp người tiêu dùng Việt Nam không còn phải đau đầu trong việc tìm kiếm loại sơn phù hợp cho gia đình mình, chúng tôi xin giới thiệu Sơn Nano Green được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản.
Đây là một dòng sơn áp dụng công nghệ chống thấm hiện đại giúp bạn hạn chế việc nước mưa thấm vào sâu bên trong sân thượng gây ra tình trạng dột nước mưa.
Bên cạnh sản phẩm sơn chống thấm sân thượng, chúng tôi còn cung cấp các loại sơn nhà thông thường với hàng ngàn màu sơn thông dụng chính hãng Nano Green. Hãy liên hệ ngay với Nano Green thông qua số Hotline 097 145 26 86 hoặc website SonNanoGreen.com . Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Văn Phòng Đại Diện của Nano Gren: Tầng 22, Tòa Nhà Bình Vượng, 200 Đường Quang Trung, Q.Hà Đông, Tp. Hà Nội, Việt Nam.
Thay lời kết
Sơn chống thấm là một sản phẩm không thể thiếu được với các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, trên thị trường, hàng trôi nổi rất nhiều. Để đảm bảo tính bền vững cũng như thẩm mỹ của công trình, hãy sở hữu sơn chống thấm chính hãng bằng cách gọi điện tới Hotline: 097 145 26 86 để Nano Green được phục vụ cũng như cung cấp sản phẩm sơn chính hãng chất lượng đảm bảo đến tận chân công trình của bạn.
- Giá sơn chống thấm ngoài trời
- Báo giá sơn chống thấm
- Sơn chống thấm giá bao nhiêu
- Sơn chống thấm pha xi măng
- Sơn xịt chống thấm
- Giá sơn chống thấm đa năng
- Có nên sơn chống thấm
- Phương pháp thi công sơn chống thấm trong – ngoài nhà
- Chuẩn bị bề mặt để lăn sơn chống thấm
- Khối lượng sơn chống thấm sử dụng
- Cách pha trộn sơn chống thấm Nano Green
- Thời gian thi công
- Kinh nghiệm thi công sơn chống thấm đúng kỹ thuật
- Bề mặt tường, trần nhà – nơi cần chống thấm
- Chọn nguyên liệu
- Quá trình lăn sơn
Bài viết rất bổ ích.
Đối với quy trình sơn chống thấm thì mỗi hãng cũng có cách làm khác nhau.
Tham khảm thêm bài viết về quy trình sơn chống thấm ngoài trời của mình nhé:
http://sonjonux.com/quy-trinh-son-chong-tham-ngoai-troi-cho-cong-trinh-viet/